Cây Cau Ăn Trầu giống – Cây ăn quả ý nghĩa
Quả Cau, lá trầu đã không còn xa lạ đối với phong tục tập quán của người Việt. Cây cau ăn trầu giống là loại cây lấy quả cau để ăn với lá trầu không, khác biệt với những cây cau trồng chỉ để làm cảnh. Ngoài lấy quả, cau ta còn có thể ứng dụng làm dược liệu chữa bệnh. Dáng thẳng đứng cùng chùm lá xòe rộng mềm mại, cây cau ta còn có ý nghĩa trang trí cảnh quan công trình. Cùng tìm hiểu về loại cây giống này sau đây.
Những đặc điểm nổi bật của cây Cau ăn Trầu giống
Cây cau ăn trầu còn được gọi tên khác là cây cau ta, cây cau ăn quả, cây cau lấy quả. Chúng có tên khoa học là Areca catechu L, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và phía Đông châu Phi. Dưới đây là các đặc điểm của cây cau ta:
Đặc điểm hình thái của cây Cau ăn Trầu giống
Dễ dàng nhận biết cây Cau ta bằng dáng cây cao và thẳng tắp. Đỉnh trên cùng của cây Cau chỉ có một ngọn, xòe ra nhiều bẹ lá với những chiếc lá dài. Chiều cao của Cau trưởng thành ở khoảng 15-20m, gốc cây có đường kính 10-15cm.
Thân Cau là dạng thân cột, bẹ lá sẽ rụng dần và để lại vết tích trên thân cây. Trên thân có các đốt, mỗi đốt là một dấu vết của bẹ lá cũ. Lá cau dạng kép, dài, có lông mịn, cuống bẹ to. Hoa cây cau màu trắng, nhỏ, hoa cái tạo quả.
Quả Cau có dáng trụ nhỏ, vỏ nhẵn và khá cứng. Khi xanh, vỏ ngoài có màu xanh, chuyển vàng khi già và chín. Bên trong quả có hạt. Rễ cau mọc sâu vào lòng đất, chùm rễ lan rộng.
Đặc tính sinh thái của cây cau ta
Đặc điểm cây Cau ăn ta về sinh thái là sinh trưởng chậm, khả năng chịu hạn tốt. Trồng ở môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng có khả năng phát triển tốt. Có thể trồng Cau ở vườn, đất đồi núi hoặc các vùng đất đồng bằng, ven ao hồ.
Ý nghĩa của cây cau ăn trầu
Cây cau ăn trầu là một loài cây ăn quả mang nhiều ý nghĩa, nó gắn liền với nhiều câu truyện trong dân gian Việt Nam.
Quả cau kết hợp với lá trầu, thêm một chút vôi sẽ thành món ăn dân tộc độc đáo khiến cho người ăn có cảm giác thú vị bởi vị vừa chua vừa chát.
Ngoài được trồng để tạo cảnh quan đẹp mắt, cây cau ăn trầu còn là cây cho quả có ý nghĩa to lớn trong các phong tục ăn hỏi, cưới xin, cúng bái trong những ngày lễ hoặc đi đình chùa,… của người dân Việt Nam.
Với sức sống mãnh liệt cùng độ cao lên đến 20m, cây còn phù hợp với rất nhiều công trình, mang ý nghĩa cải tạo cảnh quan, trang trí sân vườn, khuôn viên đô thị. Ngoài ra, cây cũng tạo bóng mát hiệu quả và cho quả tạo nên giá trị kinh tế khá cao.
Ngoài ra, cây cũng mang nhiều ý nghĩa về sự sung túc, tài lộc nên được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn trồng ở khuôn viên. Ngoài ra, thịt quả cau, ngọn cau còn có ý nghĩa lớn trong y học với công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Giá trị sử dụng khi trồng cây cau ăn trầu giống
Trồng cây Cau ăn Trầu giống mang đến nhiều ý nghĩa. Vậy, cụ thể, cây được sử dụng vào những mục đích gì, chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
Thu hoạch quả cau để ăn trầu, làm vật phẩm
Từ thời xa xưa, người Việt thường ăn quả cau cùng với lá trầu không. Chẳng thế mà đã dệt nên miếng trầu cánh phượng trong truyện cổ tích Tấm Cám; dệt nên câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Chọn quả cau bánh tẻ, không quá non, không quá già, bổ thành miếng nhỏ. Gọt bỏ vỏ, đặt vào trong lá trầu không; thêm chút vôi, vỏ chay là có miếng trầu cau ăn liền.
Quả cau còn gắn liền với văn hóa thờ cúng ngày lễ Tết; là vật phẩm dâng hương trong những nơi tâm linh, trong ngày ma chay. Cau cũng là lễ vật mang tính “tượng đài” cho ngày cưới hỏi, không thể thiếu trong sính lễ cưới.
Trồng Cau ta để trang trí và điều hòa không khí
Dáng thẳng đứng và cao của cau rất phù hợp để trồng làm lối đi, làm hàng rào. Cau còn có ý nghĩa phong thủy vệ sự sung túc, tài lộc. Vì vậy mà nhiều gia đình chọn trồng hàng cau ở trước nhà.
Cau còn phù hợp trồng trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Ngọn Cau tỏa ra những bẹ lá dài quyến rũ, thanh lịch. Khi nở hoa sẽ điểm những chùm hoa trắng nhỏ xinh, đẹp mắt.
Chùm bẹ lá xanh tỏa bóng góp phần làm xanh không gian sống, cải thiện không khí.
Một số lợi ích về sức khỏe của cây cau ăn trầu
Các hoạt chất trong phần thịt của quả cau có: 70% tanin trong quả non, 15-20% trong quả già, chứa đường, chất béo, muối vô cơ… Hoạt chất arecolin trong quả cau có tác dụng đối với bệnh tim mạch, bệnh Glocom.
Nó còn giúp kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng nhu động ruột. Hạt cau có chứa chất giúp tẩy giun, nhất là với giun sán. Với liều lượng 4g hạt cau khi đi vào đường ruột, chỉ sau 20 phút là sán có thể bị tê liệt.
Nhiều người thắc mức ngọn cây cau ta và ngọn cây cau Vua có ăn được không. Sự thật là có thể ăn và hương vị rất dễ chịu. Ngọn hoặc hoa cây Cau tươi có thể sử dụng để đun nước uống, vị thanh mát. Lợi ích của loại nước uống tự nhiên này là hỗ trợ trị đau dạ dày, bổ gan, giải nhiệt, trị giun,…