Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây giống

1. Thời vụ trồng

Tùy vào vùng sản xuất mà có thời gian xuống giống phù hợp, cụ thể như sau:

– Khu vực Tây Nguyên: từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.

– Khu vực Nghệ An, Tây Bắc: từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

2. Chuẩn bị đất và thiết kế hố trồng

2.1. Chuẩn bị đất

– Sau khi phát dọn tàn dư, tiến hành cày xới đất cho tơi xốp sao cho độ sâu tầng canh tác khoảng 30cm, loại bỏ hết gốc rễ và tàn dư thực vật còn xót lại trong đất.

– Bón vôi toàn bộ mặt đất để diệt mầm bệnh. Phơi đất ít nhất 2 tuần trước khi trồng chanh leo.

2.2. Thiết kế hố trồng

Căn cứ vào địa hình và trữ lượng nước tại vùng trồng để thiết kế bồn/liếp cho hợp lý:

– Đất bằng phẳng và lượng nước dồi dào nên thiết kế bồn nổi hay bồn ngang mặt đất, đường kính bồn rộng 1,2 – 1,5m, cao 8 – 12 cm.

– Đất dốc có độ dốc trên 150, lượng nước tương đối thấp nên thiết kế bồn chìm, đường kính bồn rộng 1,2m – 1,5m, sâu 10 – 20cm.

Tiến hành đào hố trước khi trồng 20 – 30 ngày. Kích thước hố (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) tối thiểu đạt 50cm x 50cm x 50cm, nơi đất khó đào thì nên đào hố to hơn. Khi đào để riêng lớp đất mặt (dày 20 – 25 cm) sang 1 bên, lớp đất dưới sang 1 bên.

3. Hệ thống tưới

– Nên dùng 2 hệ thống tưới: tưới phun mưa cục bộ dưới gốc và phía trên giàn. Béc trên giàn thường được bố trí lúc cây 70 ngày tuổi.

– Trước khi trồng cần tưới ẩm hố trồng ít nhất 2 ngày để ổn định đất, phân tán dinh dưỡng đều trong đất để tránh tình trạng cây ngộ độc phân bón.

4. Hệ thống giàn

– Giàn cao 2,0m – 2,2m, đan dây căng và chắc chắn, xung quanh sử dụng kẽm lớn để néo cọc.

5. Bón lót

Lượng phân bón: 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 2 – 3 kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg vôi/hố. Trộn đều lớp đất mặt với toàn bộ lượng phân bón lót có trong hố.

6. Xử lý cây giống

– Sau khi nhận giống về cần tiến hành lấy cây giống ra khỏi thùng, để cây trên mặt đất có ánh sáng nhẹ trước khi trồng 3 – 5 ngày (tuyệt đối không cầm phía trên mắt ghép). Tưới một lượng nước vừa đủ cho cây.

– Phòng bệnh cho cây: Sử dụng Ridomil Gold hoặc Validacin phun theo hướng dẫn trên bao bì để phòng nấm bệnh cho cây con.

7. Chăm sóc sau trồng

7.1. Tưới và tiêu nước

Chanh leo là cây trồng có bộ rễ ăn nông khả năng chịu úng của rễ kém, do đó trong quá trình chăm sóc cần tưới và tiêu nước hợp lý cho cây.

+ Vào mùa mưa đối với những chân đất trũng cần phải lên luống, đào mương, làm rãnh để tiêu nước cho vườn cây.

+ Vào mùa khô việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh, tăng khả năng đậu quả và quá trình phát triển quả tốt hơn. Lượng nước tưới và số lần tưới tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, thông thường từ 2 – 3 ngày/lần tưới.

7.2. Cắt tỉa, tạo tán

– Tạo tán

Từ khi trồng đến khi cây cách giàn 20 – 30cm, cần thường xuyên kiểm tra cắt tỉa các chồi non mọc ra từ thân và các chồi hoa để dinh dưỡng tập trung cho thân chính sinh trưởng, khi thân chính lên cách giàn khoảng 30cm bắt đầu có thể để nhánh.

Khi cây lên giàn và bò trên giàn từ 50 -80cm (khoảng 5 lá) thì tiến hành bấm ngọn và tách nhánh cấp 1 và cấp 2 đi theo bốn hướng khác nhau trên giàn để nhánh nhanh chóng phủ giàn mà không bị chồng chéo lên nhau. Bán kính tán tính từ thân chính là 2,4 m. Mỗi dây thép nên để 2 cành, và khi các cặp cành cấp 2 này leo hết 3 ô đan thì bấm ngọn để cây ra cành cấp 3. Từ cành cấp 3 thì tiến hành kéo xuống giàn để bắt đầu nuôi quả.

– Cắt tỉa

Thường xuyên cắt tỉa tạo sự thông thoáng cho giàn (khoảng 60% so với mặt giàn), tránh nấm bệnh và tăng số nhánh cho quả hữu hiệu, cụ thể các cành lá cần cắt tỉa như sau:

– Cành mọc quá dày, mọc lộn xộn chồng lên nhau.

– Cành bị sâu bệnh nặng: bị sâu đục thân đục rỗng, bị bệnh làm chết khô.

– Cành bị che lấp trở nên còi cọc không có khả năng ra hoa, quả.

– Cành vượt: Loại mầm sinh trưởng không bình thường, vươn dài ra.

– Cành thui chột, cành đã cho quả vụ trước.

– Các lá vàng, lá già và lá bị bệnh.

– Lá của những cành không cho quả.

Chú ý: Dụng cụ cắt tỉa phải được sát trùng (Javel, NaClO, cồn 70o) triệt để (trước và sau khi cắt, di chuyển từ cây này sang cây khác) nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh virus.

8. Quản lý cỏ dại

– Làm sạch hết cỏ trong bồn và làm sạch cỏ từ mép bồn ra khoảng 20cm – 50cm

– Phát dọn cỏ, chồi dại giữa hai hàng chanh leo (cách gốc cây ra khoảng 1.2m – 1.5m), duy trì thảm cỏ giữa mặt đất khoảng 3- 5cm để giữ ẩm và chống xói mòn đất.

9. Bón thúc

Sau khi trồng 10 ngày, cây đã bén rễ, tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón lần lượt theo chu kỳ các loại phân NPK như sau:

Phân chuồng Sau trồng 6 tháng 10 kg Tạo rãnh xung quanh hố, cách gốc 60cm, rải phân, lấp đất.
1 NPK 25-7-7 1 10 50 Tạo rãnh xung quanh hố, cách gốc 20-60cm, rải phân, lấp đất rồi tưới đẫm nước.
2 25 50
3 40 100
4 55 100
2 NPK 16-16-16 1 70 100
2 85 100
3 100 150
4 115 150
3 NPK 12-11-18 1 130 200
2 145 200
3 160 200
4 175 200
4 NPK 12-11-18 + Kali/ P/vôi Không giới hạn Mỗi lần bón cách nhau 15 ngày, kéo dài tới khi thu hoạch xong Tùy tình hình phát triển của cây, pH 4,5-6,0

Tùy vào tình hình phát triển của cây mà có thể bón vào gốc hoặc phun qua lá thêm các phân đơn, vi lượng, đa lượng cần thiết như Kali, Phospho, Ca, Mg…

Gọi điện thoại
0911.846.363
Chat Zalo